Có nợ xấu thì có vay tín chấp được không?

Vay tín chấp là hình thức khách hàng đăng ký vay dựa vào uy tín tín dụng. Đây là một trong những hình thức vay phổ biến nhất hiện nay. Để được chấp thuận vay tín chấp, khách hàng không cần thế chấp tài sản hay có sự bảo lãnh nào. Chính vì vậy, lịch sử tín dụng tốt là điều cực kỳ quan trọng trong cách vay vốn này. Nợ xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xét duyệt hồ sơ vay mới. Vậy nợ xấu là gì và phải làm gì nếu có nợ xấu? Hãy cũng Bestbanks tìm hiểu về vấn đề này.

nợ xấu

Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi là các khoản nợ quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn cho chủ nợ.

Đây là khoản nợ mà khách hàng không thể trả bên cho vay khi đến hạn thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Những khách hàng rơi vào nhóm xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.

Phân loại nợ xấu

CIC (Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam) phân nợ xấu thành 5 loại như sau:

Nhóm 1. Nợ đủ tiêu chuẩn: Khách hàng thanh toán muộn không quá 10 ngày

Nhóm 2: Nợ cần chú ý: Khách hàng có nợ quá hạn thanh toán từ 10 ngày đến dưới 30 ngày.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: Khách hàng thanh toán nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.

Nhóm 4. Nợ nghi ngờ mất vốn: Những khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.

Nhóm 5. Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên.

Những khách hàng nằm trong các nhóm 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại ngân hàng hay các công ty tín dụng khác. Vì tất cả các thông tin của khách hàng có nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên 2 trung tâm tín dụng là CIC và PCB tới 5 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc. Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Những lý do phát sinh nợ xấu

Có rất nhiều lý do khiến khách hàng phát sinh nợ xấu nhưng có thể chúng ta chưa biết hoặc vô tình mắc phải, sau đây là những lý do phổ biến nhất:

– Sử dụng thẻ tín dụng nhưng không biết kiểm soát dễ dẫn đến việc mất khả năng thanh toán, trả nợ không đúng kỳ hạn cho ngân hàng.

– Mua hàng hóa trả góp nhưng không đóng tiền đầy đủ và đúng hạn như trong cam kết cho vay tiền đã ký.

– Không thanh toán tiền nợ dẫn tới khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu…

– Chậm thanh toán vài tháng liên tục.

– Không thanh toán dẫn đến tài sản thế chấp bị gán nợ.

– Bị kiện ra tòa do có khoản nợ phát sinh với cá nhân hay doanh nghiệp khác.

– Khách hàng gặp chuyện bất ngờ, quên, hoặc cố tình không chấp nhận các khoản phí phạt do quá hạn thanh toán, dẫn tới khoản phí phạt này chuyển thành các khoản nợ quá hạn.

Có nợ xấu có được vay tín chấp không?

Thông thường khi vay tín chấp, bên cho vay vốn sẽ kiểm tra thông tin giao dịch về các khoản vay, thông tin của khách hàng trên CIC. Dựa vào các thông tin này, họ sẽ quyết định việc có duyệt hồ sơ vay vốn hay không.

Nợ xấu nhóm 1: Nếu bạn bị xếp vào nhóm này thì vẫn có khả năng tiếp tục xin vay và khả năng phê duyệt khoản vay tiếp theo cao hơn so với các nhóm còn lại. Tât nhiên, bạn sẽ phải chịu những điều kiện khắt khe hơn so với những người không vướng nợ xấu.

Nợ xấu nhóm 2: Tùy từng mức độ trả quá hạn của khách hàng có thường xuyên hay không. Nếu như việc thanh toán chậm xảy ra liên tục thì sẽ đánh giá khả năng thanh toán không tốt, có thể chậm trả 5 đến 7 ngày, nguy cơ cao có thể rơi vào nhóm 2.

Nợ xấu Nhóm 3, 4, 5: các ngân hàng sẽ không cho bạn vay vốn, vì có quá nhiều rủi ro và bạn bị xếp vào nhóm khó có khả năng trả nợ. Thậm chí, ngay cả khi bạn chọn vay thế chấp tài sản thì vẫn rất khó cho ngân hàng trong việc thẩm định giá trị tài sản hay những thủ tục khác, nên khả năng bạn được vay là cực kỳ thấp.

Có tổ chức tài chính nào cho vay tín chấp khi khách hàng có nợ xấu không?

Một số tổ chức tín dụng đen hoặc các App cho vay tiền online quảng cáo rằng họ cho khách hàng có nợ xấu vay tiền. Nhưng thực tế, mức lãi suất họ đưa ra thường cao gấp nhiều lần lãi xuất trên thị trường và kèm theo những khoản phí và tiền phạt cao cắt cổ. Vì vậy, kể cả bạn đang có nợ xấu thì cũng đừng cố vay tiền tại các tổ chức tín dụng đen này.

Cảnh giác với các dịch vụ xóa nợ xấu

CIC cho biết, theo quy định lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được lưu trên hệ thống trong vòng 5 năm, vì vậy, những dịch vụ xóa nợ xấu là hoàn toàn bịa đặt

Ông Cao Văn Bình – Phó Tổng giám đốc CIC, cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cụ thể, kiến thức của người dân, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn về hoạt động tổ chức tín dụng nói riêng và lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói chung còn hạn chế và chưa đầy đủ, trong khi công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức tài chính chưa được đẩy mạnh. Do vậy, kẻ xấu thường tìm thấy cơ hội để tư vấn tiếp cận tín dụng thông qua hoạt động cung cấp báo cáo tín dụng, điểm tín dụng giả (mạo danh CIC), trong đó có tư vấn hạn mức tín dụng và tổ chức tín dụng cho vay để thu tiền.

Vậy có nghĩa là nếu bạn đang có nợ xấu thuộc nhóm 3, 4, 5 thì sẽ rất khó để có thể vay tín chấp tại ngân hàng. Do đó, hãy chú ý thanh toán khoản nợ đúng thời hạn, có kế hoạch chi tiêu hợp lý và chỉ vay khi thực sự cần thiết để tránh phát sinh nợ xấu dẫn đến ảnh hưởng tới uy tín cũng như cơ hội vay vốn sau này.