Tất cả những điều bạn cần biết về thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng đã và đang trở thành một loại thẻ vô cùng cần thiết trong cuộc sống hiện nay, nó đáp ứng được nhu cầu trong việc thanh toán nhanh và tiện lợi. Có thẻ tín dụng bạn sẽ không còn lo lắng về việc làm rơi tiền hay bị móc mất ví, bạn không cần mang theo tiền mặt mọi lúc mọi nơi, kể cả là khi đi taxi. Hãy cùng Bestbanks tìm hiểu xem thẻ tín dụng là gì và lý do tại sao chiếc thẻ này lại kỳ diệu như vậy nhé.

Thẻ tín dụng là gì?

           Thẻ tín dụng (hay còn gọi là Credit Card) là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp. Hình thức thanh toán này được thực hiện dựa trên uy tín. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng. Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch. Thẻ tín dụng cho phép khách hàng “trả dần” số tiền thanh toán trong tài khoản.    Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hằng tháng. Tuy nhiên, Chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê. Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt.

           Nói một cách ngắn gọn thì thẻ tín dụng là chiếc thẻ cho phép bạn tiêu trước, trả sau. Ví dụ lương của bạn được phát vào cuối tuần tới nhưng hôm nay bạn đang cần mua ngay bộ đồ mới để sáng mai đi dự đám cưới người bạn thân từ hồi học cấp 3. Tiền trong ví chỉ đủ xăng xe và ăn cho đến ngày phát lương. Mượn tiền người khác thì ngại, mua chịu thì không ai cho. Trong trường hợp này, nếu bạn có thẻ tín dụng thì bạn sẽ mua được bộ đồ mong muốn và trả tiền vào ngày bạn nhận được lương. Rất kỳ diệu, đúng không?

           Hạn mức tín dụng được cấp tùy thuộc vào các điều kiện tài chính của từng khách hàng (mức thu nhập hàng tháng hoặc tài sản đảm bảo). Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện, ngân hàng sẽ cấp thẻ tín dụng và hạn mức tiêu dùng nhất định.

           Thẻ tín dụng không chỉ là thẻ Visa. Thẻ tín dụng là thẻ có chức năng thanh toán quốc tế và có thể mang thương hiệu của Visa, MasterCard, American Express hay UnionPay…

Thẻ tín dụng được làm bằng chất liệu nhựa polyme với hình dạng và kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (8,5 cm x 5,5 cm x 0,07 cm). Tùy vào ngân hàng phát hành mà thẻ sẽ có màu sắc cùng thiết kế riêng biệt. Trên thẻ thường có các thông tin:

Mặt trước thẻ:

– Tên tổ chức phát hành thẻ

– Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ

– Tên đầy đủ của chủ thẻ

– Số thẻ tín dụng

– Thời gian hiệu lực của thẻ

– Ký tự an ninh

Mặt sau thẻ:

– Dải băng từ: Chứa các thông tin đã được mã hoá theo một tiêu chuẩn thống nhất như: Số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khác.

– Ô chữ ký dành cho chủ thẻ

– Mã bảo mật CVV

Thẻ tín dụng dùng để làm gì?

           Như đã nói ở trên, thẻ tín dụng dùng để thanh toán online, thay cho hình thức thanh toán bằng tiền mặt truyền thống. Bạn không cần phải nạp tiền vào thẻ và cũng không cần phải trả tiền cho ngân hàng ngay lập tức.

           Nếu bạn đã từng xem bộ phim «Lời tự thú của một tín đồ shopping» chắc hẳn bạn còn nhớ cô nàng diễn viên nóng bỏng Rebecca Blommwood – một phóng viên chuyên viết bài về chủ đề vườn tược cho một tạp chí nhỏ – mắc căn bệnh nghiện mua sắm. Trong ví cô nàng có tới cả chục chiếc thẻ tín dụng, cô quẹt thẻ mọi nơi mọi lúc để mua những thứ cô thích.

           Thẻ tín dụng là một phần không thể thiếu trong văn hóa tiêu dùng của người Mỹ nói riêng và người phương Tây nói chung vì những tiện ích mà nó mang lại như tiêu trước trả sau, không cần mang nhiều tiền trong ví. Nhiều cửa hàng có các chương trình khuyến mãi rất hấp dẫn dành cho khách hàng ví dụ như giảm giá cho khách thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Có bao nhiêu loại thẻ tín dụng hiện nay

Có hai loại thẻ tín dụng là:

  • Thẻ tín dụng nội địa: Đây là loại thẻ chỉ có thể sử dụng thanh toán trong nước.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: Đây là loại thẻ tín dụng có thể thanh toán trong và ngoài nước trực tiếp mà không cần đổi tiền mặt.

Thẻ tín dụng sẽ giúp khách hàng thanh toán thuận tiện và dễ dàng các chi phí mua sắm tại siêu thị, qua website tích hợp phương thức thanh toán trực tuyến, thanh toán hóa đơn hay đặt vé máy bay.

Dưới mỗi loại thẻ tín dụng trên, sẽ có các thẻ nhỏ gọi là thẻ chính và thẻ phụ:

  • Thẻ tín dụng chính: Với thẻ này, bạn cần phải chứng minh thu nhập và mang tên chủ thẻ. Cho phép người dùng “mượn”tiền từ ngân hàng với hạn mức tín dụng đã được cấp để thực hiện các thanh toán.
  • Thẻ tín dụng phụ: Thẻ phụ này được phát hành sau khi bạn đã được cấp thẻ chính. Mục đích là mở rộng số lượng người được sử dụng hạn mức tín dụng, thay vì chỉ có bạn sử dụng thì sẽ có thêm người thân của bạn được dùng. Người được đăng ký sử dụng thẻ phụ không cần phải chứng minh tài chứng. Tuy nhiên, thẻ phụ sẽ chịu chi phối bởi thẻ tín dụng chính.

Chức năng của thẻ tín dụng, thẻ tín dụng để làm gì?

Tính năng thanh toán

Khi sở hữu thẻ tín dụng, bạn có thể mượn tiền ngân hàng để chi tiêu trước và trả tiền sau đối với bất cứ giao dịch nào như thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến,  những dịch vụ phải thanh toán trong và ngoài nước (đặt phòng, đặt vé máy bay), mua thức ăn,…

Tính năng rút tiền mặt

Với thẻ tín dụng, khách hàng cũng có thể rút tiền mặt để chi trả cho các khoản thanh toán của mình. Nhiều ngân hàng cho phép khách hàng  rút 100% hạn mức khả dụng, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng, và phí rút tiền khá cao nên các chuyên gia tài chính khuyên chúng ta nên hạn chế sử dụng tính năng này.

Trả góp

Chắc hẳn bạn đã nghe qua cụm từ “trả góp với lãi suất 0% với thẻ tín dụng“. Đây là tính năng được rất nhiều khách hàng quan tâm vì điều này giúp giảm bớt các gánh nặng tài chính khi thanh toán. Các cửa hàng, trang thương mại điện tử cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để trả góp với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Có nên mở thẻ tín dụng không?

Chúng ta hãy điểm qua một số ưu và nhược điểm của thẻ tín dụng để quyết định xem có nên mở thẻ tín dụng hay không nhé.

Ưu điểm:

  •            Là công cụ hỗ trợ tài chính: khi người dùng cần huy động một số tiền lớn trong khoảng thời gian ngắn thì thẻ tín dụng sẽ là nguồn hỗ trợ tài chính đắc lực, thay vì vay tiền online nhanh với lãi suất cao. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc tìm nguồn tiền.
  •            Thanh toán tiện lợi: hiện nay thẻ tín dụng được chấp nhận ở hầu hết các trung tâm thương mại, cửa hàng, nhà hàng, rạp chiếu phím,… điều này đưa đến sự thuận lợi khi thanh toán mà không cần phải mang theo tiền mặt. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể thanh toán hóa đơn điện, nước bằng thẻ tín dụng.
  •             Quản lý chi tiêu: Khi sử dụng thẻ tín dụng, hàng tháng ngân hàng sẽ gửi cho khách hàng bản sao kê về các giao dịch phát sinh trong tháng vừa qua. Nhờ vậy, khách hàng có thể theo dõi chi tiết về các khoản chi tiêu và có những kế hoạch điều chỉnh hợp lý hơn trong tương lai.
  •             Nhận được nhiều ưu đãi: Các ngân hàng thường cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng mở thẻ tín dụng. Các chương trình giảm giá khi mua các hàng hóa hay dịch vụ, chiết khấu khi đặt vé máy bay, phòng khách sạn,…là những ưu đãi phổ biến nhất. Bên cạnh đó các ưu đãi về mua hàng trả góp không lãi suất, hoàn tiền mặt cũng xuất hiện khá nhiều. Ví dụ khi bạn sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của VPBank, bên cạnh những ưu đãi về quà tặng như vé xem phim, vé máy bay hay voucher ăn uống, chủ thẻ còn nhận được nhiều giảm giá tại hơn 700 đối tác của ngân hàng này.

Nhược điểm

  •            Lãi suất quá hạn: Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng chính sách 45 ngày miễn lãi suất để khách hàng hoàn trả số tiền đã ứng. Tuy nhiên, sau 45 ngày số tiền đó sẽ bị tính lãi suất. Điều này sẽ khiến khách hàng khó có thể chi trả nếu đang ở tình trạng khó khăn.
  •             Không nên rút tiền mặt nhiều lần: Khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, người dùng sẽ bị tính phí 4%. Việc rút nhiều lần sẽ cộng dồn thành một khoản phí lớn, khiến chủ thẻ mất một số tiền nhất định.
  •             Có thể mất tiền trong thẻ khi bị mất thẻ: một điều bất lợi khi sử dụng thẻ tín dụng đó khi bị mất thẻ, khách hàng sẽ bị kẻ gian lợi dụng thực hiện các giao dịch bất chính và mất khoản tiền lớn. Những giao dịch bất chính có thể dễ dàng được thực hiện khi mua sắm vì khi quẹt thẻ tín dụng, khách hàng không cần điền mã pin.
  •             Có thể mắc nợ: nếu khách hàng không kiểm soát tốt hành vi chi tiêu cá nhân, thì thẻ tín dụng sẽ trở nên nguy hiểm vì khách hàng có thể mắc nợ ngân hàng một số tiền lớn. Hơn nữa, việc cộng dồn lãi suất quá hạn sẽ khiến khách hàng càng khó hoàn trả.

Với những ưu và nhược điểm nói trên, quyết định mở thẻ tín dụng hay không phụ thuộc nhiều vào nhu cầu cá nhân và khả năng kiểm soát chi tiêu của khách hàng. Nếu công việc của bạn phải thường xuyên di chuyển, bạn có kế hoạch chi tiêu hợp lý, rõ ràng, có nguồn thu nhập ổn định, thì một chiếc thẻ tín dụng sẽ rất hữu ích cho bạn. Còn nếu bạn là một người nghiện mua sắm, hay mua những thứ xinh đẹp nhưng không thực sự cần thiết, thì có lẽ bạn không nên mở thẻ tín dụng để tránh đẩy bản thân trở thành khách nợ xấu của ngân hàng.

Điều kiện và thủ tục mở thẻ tín dụng.

Các ngân hàng khác nhau có những yêu cầu về điều kiện khác nhau khi khách hàng muốn mở thẻ tín dụng. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ có những điều kiện sau:

– Công dân người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sống tại Việt Nam.

– Có công việc ổn định (mức thu nhập hàng tháng sẽ khác nhau cho mỗi ngân hàng)

Hồ sơ để mở thẻ tín dụng

– Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/Hộ chiếu còn thời hạn

– Sổ hộ khẩu

– Sao kê tài khoản lương

– Phiếu lương/ bảng kê lương/ xác nhận lương (áp dụng cho khách hàng đang làm việc tại các cơ quan nhà nước)

– Hợp đồng lao động

Thủ tục mở thẻ tín dụng

Hiện nay đa số các ngân hàng đều áp dụng 2 cách mở thẻ tín dụng đó là:

Cách truyền thống:

Khách hàng đăng ký mở thẻ tín dụng trực tiếp tại ngân hàng, theo 4 bước sau:

  1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo như yêu cầu của ngân hàng
  2. Điền vào phiếu đăng ký thẻ tín dụng tại các quầy giao dịch của ngân hàng
  3. Cán bộ ngân hàng kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định, kiểm tra độ chính xác của hồ sơ mà khách hàng cung cấp cũng như khả năng trả nợ của người đó.
  4. Nếu hồ sơ khách hàng đạt tiêu chuẩn thì ngân hàng sẽ tiến hành phân loại để cấp hạn mức thẻ tín dụng cho khách hàng
  5. Tất cả thông tin của khách hàng sẽ được ngân hàng lưu vào hệ thống quản lý dữ liệu và mã hóa trên thẻ qua chip hoặc mã vạch. Đồng thời yêu cầu khách hàng ký tên và đăng chữ ký mẫu tại ngân hàng.
  6. Tất cả thông tin bảo mật của khách hàng sẽ được lưu trữ trên thẻ tín dụng. Nếu có rủi ro bị đánh cắp thông tin hay lạc mất thẻ thì khách hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
  7. Sau từ 7-15 ngày làm việc chủ thẻ đến ngân hàng nhận thẻ.

Cách đăng ký online:

Để giúp khách hàngtiết kiệm thời gian và công sức, không cần đến trực tiếp các chi nhánh giao dịch thuộc ngân hàng để làm thẻ, một số ngân hàng đã áp dụng cách làm thẻ tín dụng trực tuyến ngay trên website của ngân hàng. Chỉ mất vài phút thôi là khách hàng đã đăng ký mở thẻ thành công.

  1. Khách hàng truy cập trang web của ngân hàng
  2. Tìm đến mục mở thẻ tín dụng và điền thông tin đầy đủ
  3. Upload hồ sơ
  4. Hoàn tất và sau 10 – 15 ngày cán bộ ngân hàng sẽ liên hệ với khách hàng để giao thẻ nếu khách hàng đủ tiêu chuẩn để mở thẻ

Mất bao lâu để mở thẻ tín dụng? Có mất phí hay không?

           Hiện nay có hai hình thức đăng ký thẻ tín dụng là đăng ký thẻ tín dụng online của ngân hàng hoặc đến trực tiếp ngân hàng cần mở thẻ. Và thời gian làm thẻ tín dụng của hai hình thức trên đều có thời gian chênh lệch nhau khá nhiều. Trong khi mở thẻ trực tiếp tại các ngân hàng thì bạn thường phải chờ đợi và mất thời gian hoàn thành thủ tục từ 10 đến 15 phút. Đối với mở thẻ tín dụng online thông qua website của ngân hàng, bạn chỉ mất 3 đến 5 phút là hoàn tất.

           Nếu không có sự kiện nào bất thường xảy ra, thời gian nhận được thẻ sẽ dao động từ 5 đến 15 ngày làm việc, tính từ khi hoàn thành thủ tục và được thẩm định bởi ngân hàng. Tuy nhiên vẫn có những ngân hàng tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng bằng cách phát hành thẻ ngay sau khi khách hàng đăng ký như Sacombank, TPbank, ACB, Techcombank…

           Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ trước các điều kiện và thời gian làm thẻ tín dụng mất bao lâu tại các ngân hàng để có sự phù hợp với nhu cầu và mong muốn khi mở thẻ tín dụng.

           Mọi người sẽ thường thắc mắc rằng làm thẻ tín dụng mất bao nhiêu tiền? Để mở thẻ tín dụng thì khách hàng phải chịu một mức phí gọi là phí mở thẻ và các khoản phí duy trì khác. Tùy theo ngân hàng và loại thẻ bạn được cấp sử dụng sẽ có các mức phí mở thẻ khác nhau, gọi chung là phí thường niên. Hiện nay, để thu hút khách hàng mở thẻ tín dụng, nhiều ngân hàng áp dụng hình thức khuyến mãi miễn phí mở thẻ và phí thường niên trong năm đầu tiên, và thậm chí còn tặng quà kèm theo.

           Đối với các thẻ tín dụng nội địa sẽ có mức phí mở thẻ luôn thấp hơn thẻ tín dụng quốc tế. Mức phí mở thẻ trung bình phải trả sẽ từ 50.000 đến 100.000 đồng đối với thẻ tín dụng nội địa, và thẻ tín dụng quốc tế sẽ có mức phí mở thẻ từ 300.000 đến hơn 1.000.000 đồng.

Top 5 ngân hàng mở thẻ tín dụng tốt nhất 2020.

           Đa số các ngân hàng đều hỗ trợ mở thẻ tín dụng. Nếu bạn đang phân vân không biết nên mở thẻ tín dụng của ngân hàng nào thì bạn có thể tham khảo TOP 5 ngân hàng được đánh giá cao bởi người tiêu dùng sau đây.

Ngân hàng VP Bank

           Ưu điểm nổi bật là các loại hình thẻ tín dụng của VPbank rất đa dạng, phù hợp với nhiều khách hàng, ưu đãi hấp dẫn, nhiều khuyến mãi mua sắm, hạn mức cao, hoàn tiền hấp dẫn, phí thường niên thấp…

           Những loại thẻ tín dụng VPBank được khách hàng đánh giá cao đó là Thẻ tín dụng VPBank StepUp,Thẻ tín dụng VPBank MC2, Thẻ Đồng thương hiệu Vietnam Airlines – VPBank Platinum MasterCard, Thẻ tín dụng Mobifone VPBank và Thẻ tín dụng Number 1.

 

Loại thẻ Hình thức ưu đãi Hạn mức tín dụng Phí rút tiền mặt Phí thường niên Lãi suất tín dụng
Thẻ Stepup – Hoàn tiền 5% cho mua sắm online: Uber/Grab, thời trang, công nghệ, sách báo và bảo hiểm

– Hoàn tiền 2% cho thanh toán ăn uống, xem phim

– Hoàn tiền 0,3% cho các giao dịch khác

– Hoàn tối đa 600.000 VNĐ/tháng

20-500 triệu đồng – 4% tại ATM

– 1% khi rút tiền qua hotline 247

– 499.000 VNĐ/năm/thẻ chính

– 200.000 VNĐ/năm/thẻ phụ

– Miễn phí thường niên năm đầu tiên cho thẻ chính khi thẻ chính có từ 3 giao dịch chi tiêu trong vòng 30 ngày đầu sau khi mở thẻ (mỗi giao dịch từ 300.000 VNĐ)

– Miễn phí thường niên năm tiếp theo nếu có tổng doanh số giao dịch trong năm hiện tại đạt từ 60 triệu đồng

2,79% / tháng
Thẻ MC2  

– 1.000 VNĐ = 6 điểm Loyalty cho thanh toán tại siêu thị

– 1.000 VNĐ = 3 điểm Loyalty cho thanh toán khác

– Tặng mã khuyến mãi khi đặt vé xem phim online tại CGV nếu có tổng giao dịch thanh toán online trên 500.000 VND trong tháng trước

– Tặng bảo hiểm thẻ tín dụng nếu phát sinh tối thiểu 3 giao dịch trong vòng 30 ngày kể từ ngày kích hoạt thẻ

 

10-70 triệu đồng – 4% tại ATM

– 1% khi rút tiền qua hotline 247

– 299.000 VNĐ/năm/thẻ chính

– 150.000 VNĐ/năm/thẻ phụ

– Miễn phí thường niên năm tiếp theo cho thẻ chính nếu tổng chi tiêu trong năm liền trước từ 30.000.000 VNĐ trở lên

3,19% / tháng
Thẻ VNA  

– 25.000 VNĐ = 1 dặm BSV với chi tiêu trong nước.

– 25.000 VNĐ = 2 dặm BSV với chi tiêu quốc tế

– Tặng 2.000 dặm BSV nếu có phát sinh giao dịch trong vòng 30 ngày đầu tiên kể từ ngày mở thẻ

– Tặng 3.000 dặm BSV nếu KH có tổng doanh số giao dịch đạt 300 triệu trong mỗi năm

– Miễn phí chuyến Grab đến sân bay nếu đặt vé máy bay bằng thẻ chính. Tối đa 200.000 VNĐ /chuyến, 1 lần/quý

– Trả góp phí 0%, lãi suất 0% cho giao dịch chi tiêu liên quan đến du lịch như: đặt vé máy bay, khách sạn, đặt tour du lịch. Áp dụng 2 lần/năm, kỳ hạn 06 tháng. Giá trị GD tối thiểu 5 triệu, tối đa 50 triệu

– Miễn phí dịch vụ phòng chờ Dragonpass 1 lần 1 quý

 

40 triệu – 1 tỷ đồng – 4% tại ATM

– 1% khi rút tiền qua hotline 247

– 899.000 VNĐ/năm/thẻ chính

– Miễn phí phí thường niên với thẻ phụ

– Miễn phí thường niên năm đầu tiên cho thẻ chính nếu thẻ chính có tổng giao dịch chi tiêu tối thiểu 2 triệu VNĐ trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở thẻ

– Miễn phí thường niên năm tiếp theo cho thẻ chính nếu có tổng giao dịch trong năm hiện tại đạt từ 90 triệu đồng

 

2,59% / tháng
Thẻ Mobifone  

– Tặng 20% giá trị thẻ nạp cho thuê bao trả trước vào Thứ 4 hàng tuần (không giới hạn số lần nạp)

– Giảm cước thanh toán 8% ( tối đa 80.000VND/tháng) cho thuê bao trả sau

– 1.000 VNĐ = 4 điểm Loyalty cho chi tiêu tại nước ngoài hoặc sinh nhật chủ thẻ

– 1.000 VNĐ = 3 điểm Loyalty cho giao dịch khác

– Trả góp lên đến 50% cho các sản phẩm điện thoại và trả góp 0% lãi suất tại Mobifone

 

5-70 triệu đồng – 4% tại ATM

– 1% khi rút tiền qua hotline 247

– 299.000 VNĐ/năm/thẻ chính

– 150.000 VNĐ/năm/thẻ phụ

– Miễn phí thường niên năm đầu tiên cho thẻ chính khi thẻ chính có tổng giao dịch chi tiêu từ 500.000 VNĐ trong vòng 30 ngày đầu sau khi mở thẻ.

3,75%/ tháng
Thẻ Number 1  

– 1.000 VNĐ = 4 điểm Loyalty cho chi tiêu tại nước ngoài, chi tiêu cuối tuần hoặc sinh nhật chủ thẻ

– 1.000 VNĐ = 3 điểm Loyalty cho giao dịch khác

– Đăng ký trả góp cho giao dịch thẻ với lãi suất ưu đãi 2%/tháng khi đăng ký qua tổng đài, kỳ hạn 3-24 tháng

– Miễn phí rút tiền mặt

 

1-30 triệu đồng

 

Miễn phí

 

– 150.000 VNĐ/năm/thẻ chính

– Miễn phí phí thường niên của thẻ phụ

– Miễn phí thường niên năm đầu tiên cho thẻ chính nếu có ít nhất một giao dịch trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở thẻ

– Miễn phí năm tiếp theo nếu tổng giao dịch năm trước đạt từ 12 triệu đồng

 

 

3,75% / tháng

Bảng so sánh các loại thẻ tín dụng của VPBank

Ngân hàng Citibank

           Các loại thẻ tín dụng được phát triển chính tại Citibank hiện nay bao gồm: Thẻ tín dụng Citi Cash Back, Citi Rewards, Citi PremierMiles. Nhìn chung, so với các loại hình thẻ tín dụng trong nước, thẻ tín dụng của Citibank có mức phí thường niên cao hơn, đổi lại hạn mức tín dụng cũng cao hơn.

Loại thẻ Ưu đãi Hạn mức tín dụng Phí rút tiền mặt Phí thường niên Lãi suất tín dụng
Citi Cash Back  

– Hoàn tiền trên chi tiêu Bảo hiểm, y tế, xăng dầu: 5%

– Siêu thị, Nhà hàng, giáo dục: 1%

– Danh mục khác: 0,3%

– Ngoài ra, còn được thêm Tiền Hoàn Lại cho: Giao dịch nước ngoài là 0,25%, Tiền mặt Ứng Trước.

– Số tiền hoàn lại tích lũy tối đa là 600.000đ/ tháng hay 7,2 triệu đồng/ năm

 

24-500 triệu, đối với thẻ không ký quỹ

24-900 triệu, đối với thẻ ký quỹ

3% 1.200.000 VNĐ / năm 2,75% / tháng
Citi Rewards  

– Tích lũy Điểm thưởng để quy đổi quà tặng: 1.000 VNĐ = 1 Điểm Thưởng

– Nhận đến 5 lần Điểm Thưởng khi ăn uống, mua sắm hay giải trí.

– Nhận đến 10 lần Điểm Thưởng khi chi tiêu tại các đối tác chọn lọc.

– Tặng ngay 10.000 Điểm Thưởng khi kích hoạt.

– Tặng thêm 10.000 Điểm Thưởng khi chi tiêu mỗi tháng đạt 20 triệu VNĐ.

– Tặng thêm 10.000 Điểm Thưởng vào tháng Sinh nhật.

 

 

24-500 triệu, đối với thẻ không ký quỹ

24-900 triệu, đối với thẻ ký quỹ

3% 800.000 VNĐ / năm 2,75%  /tháng
Citi PremierMiles  

– Tích lũy Dặm Bay PremierMiles 25.000 đồng chi tiêu = 1 PremierMiles

– Quy đổi PremierMiles tại hơn 75 hàng không để bay miễn phí.

– Tặng thêm đến 5.000 Dặm Bay PremierMiles khi chi tiêu 500 triệu đồng/năm.

– Quyền sử dụng hơn 600 phòng chờ VIP tại các sân bay trên toàn thế giới (khách hàng phải trả thêm $25USD cho mỗi lần sử dụng và $27USD cho người đi cùng)

 

60-500 triệu đối với thẻ không ký quỹ

Tối đa 900 triệu đối với thẻ ký quỹ

3% 1.500.000 VNĐ / năm 2,4% / tháng

Bảng so sánh các loại thẻ của ngân hàng Citibank

Ngân hàng Shinhan bank

           Tương tự như các sản phẩm thẻ tín dụng của nhiều ngân hàng khác, thẻ tín dụng Shinhan bank cũng được tích hợp nhiều ưu đãi về hoàn tiền, phí thường niên cũng như các ưu đãi đặc quyền khác. Tuy nhiên, lãi suất tín dụng của các sản phẩm thẻ này tương đối cao.

 

Loại thẻ Ưu đãi Hạn mức Phí rút tiền mặt Phí thường niên Lãi suất tín dụng
Thẻ tín dụng Visa cá nhân hạng chuẩn  

– Trả góp 0% lãi suất kỳ hạn lên đến 12 tháng, cho giao dịch từ 3.000.000 VNĐ với các ngành hàng điện máy, điện tử, thời trang, sức khỏe, nội thất, khóa học…

– Ưu đãi lên đến 50% tại hơn 100 cửa hàng đối tác Shinhan Zone

– 1.000 VNĐ = 1 điểm thưởng Shinhan

 

không giới hạn 0% với ATM thuộc hệ thống Shihan

2% với ATM khác

110.000 VNĐ / năm 2,16% / tháng
Thẻ Tín Dụng quốc tế Visa Cash Back Chuẩn  

– Hoàn tiền 0,3% cho mọi chi tiêu

– Hoàn tiền thêm 5% cho mọi chi tiêu ẩm thực vào cuối tuần

– Ưu đãi lên đến 50% tại Shinhan Zone

 

không giới hạn 0% với ATM thuộc hệ thống Shihan

2% với ATM khác

350.000 VNĐ / năm 2,65% / tháng
Shinhan PWM  

– Hoàn tiền 5% cho chi tiêu ẩm thực cuối tuần

– Hoàn tiền 0.5% cho mọi chi tiêu

– Dịch vụ đặc biệt cho khách hàng PWM

– Đặc quyền thị thực du lịch Hàn Quốc

– Bảo hiểm du lịch toàn cầu

– Dịch vụ phòng chờ VIP Dragon Pass

– Ưu đãi chơi Golf

– Ưu đãi ẩm thực

 

không giới hạn 0% với ATM thuộc hệ thống Shihan

2% với ATM khác

Miễn phí thường niên cho cả chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ 2,15% / tháng

Bảng so sánh các loại thẻ tín dụng ngân hàng Shinhan Bank

Ngân hàng Sacombank

           Thẻ tín dụng Sacombank được biết đến với nhiều ưu đãi như hoàn tiền, khuyến mãi mua sắm online, lãi suất và phí thường niên thấp.

Loại thẻ Ưu đãi Hạn mức Phí rút tiền mặt Phí thường niên Lãi suất tín dụng
Visa Infinite  

– Thành viên câu lạc bộ Visa Infinite

– Miễn phí thành viên thẻ Priority Pass – VIP tại sân bay

– Bảo hiểm tai nạn du lịch tới 22 tỷ đồng

– Đặc quyền lựa chọn gói ưu đãi Golf/Spa miễn phí

– Trả góp lãi suất 0%

– Rút tiền mặt 50% hạn mức tín dụng tại tất cả ATM/POS trong nước và quốc tế

 

từ 500 triệu đồng 4% 19.999.000 VNĐ / năm 2,15% / tháng
Visa Ladies First  

– Ưu đãi giảm giá tới 50% tại các địa điểm nhà hàng, khách sạn, làm đẹp, ẩm thực, giáo dục…

– Rút tiền mặt 50% hạn mức tín dụng trong nước và quốc tế

 

200 triệu VNĐ 4% 299.000 VNĐ / năm 1,6 – 2,15 % /tháng
Thẻ tín dụng Sacombank MasterCard chuẩn  

– Tín dụng thực chất, không tài sản đảm bảo;

– Ưu đãi giảm giá đến 50% tại tất cả điểm mua sắm, ẩm thực, du lịch, giáo dục…

– Rút tiền mặt 50% hạn mức tín dụng

– Trả góp 0%

 

20 triệu đồng 4% 299.000 VNĐ / năm 1,6 – 2,5 % /tháng

Bảng so sánh các loại thẻ ngân hàng Sacombank

Ngân hàng HSBC

           Tương tự với Citibank, Shinhan bank, thẻ tín dụng của HSBC cung cấp mức hạn mức cao, thanh toán linh hoạt trên toàn thế giới, tuy nhiên các mức phí, lãi suất tương đối cao.

Loại thẻ Ưu đãi Hạn mức Phí rút tiền mặt Phí thường niên Lãi suất HMTD
Visa chuẩn  

– 1.000 VNĐ = 1 điểm cho mọi chi tiêu

– 45 điểm = 1 dặm hoặc quà tặng khác

– Giảm giá mua sắm

– Mua sắm trả góp 0% lãi suất

 

10-50 triệu đồng 4% 350.000 VNĐ / năm 2,6% / tháng
Premier MasterCard  

– Trở thành thành viên Priority Pass

– 1.000 VNĐ = 1 điểm cho mọi chi tiêu

– 25 điểm = 1 dặm

– Giảm giá mua sắm

– Mua sắm trả góp 0% lãi suất

– Dịch vụ Concierge

– Dịch vụ phòng chờ sân bay

– Ưu đãi đến 50% khi chơi golf

 

200 triệu – 1 tỷ VNĐ 4% Miễn phí 2,16 % / tháng
Visa Bạch Kim  

– 1.000 VNĐ = 1 điểm cho mọi chi tiêu

– 25 điểm = 1 dặm

– Ưu đãi đến 50% khi chơi golf

– Giảm giá mua sắm

– Mua sắm trả góp 0% lãi suất

– Dịch vụ Concierge

 

54 triệu – 1 tỷ 4% Miễn phí năm đầu tiên

Từ năm thứ 2 là 1.200.000 VNĐ/

thẻ chính và 600.000VNĐ/thẻ phụ

2,31% / tháng

Bảng so sánh các loại thẻ tín dụng của HSBC

           Các bạn lưu ý, thông tin trên được Bestbanks tham khảo tại trang web từ ngân hàng. Để được tư vấn và cập nhật những ưu đãi mới nhất, bạn vui lòng liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ tốt nhất.

Một số lưu ý khi mở thẻ tín dụng.

Sau khi đã quyết định được ngân hàng mà bạn muốn mở thẻ, hãy lưu ý một số điều sau để tránh mắc bẫy tài chính.

Phí và lãi suất quá hạn thẻ tín dụng

Tại thời điểm thanh toán bằng thẻ tín dụng có nghĩa là bạn đang vay tiền tạm thời từ ngân hàng để chi trả cho giao dịch đó. Và khoản vay này sẽ không bị tính lãi nếu bạn hoàn lại số tiền này cho ngân hàng trước thời hạn ghi trên sao kê. Nếu qua thời gian này bạn không trả hết số tiền đã vay, khoản tiền đó sẽ bị tính lãi.

Phí và lãi suất rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

Một sai lầm mà nhiều người hay mắc phải là sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt thường xuyên như thẻ ATM. Mỗi giao dịch rút tiền từ thẻ tín dụng, khách hàng phải chịu phí là 4% (nếu rút qua cây ATM) thay vì mức cố định hoặc miễn phí như thẻ ATM.

Độ uy tín của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng

Việc chọn lựa một ngân hàng uy tín khi mở thẻ tín dụng là yếu tố quan trọng nhất. Độ uy tín của ngân hàng được đảm bảo thông qua các loại giấy tờ và cam kết đối với khách hàng khi phát hành thẻ tín dụng. Vì vậy, trước khi mở thẻ tín dụng, bạn nên tham khảo qua chính sách phát hành thẻ tín dụng của ngân hàng bạn chọn.

Khả năng tài chính của bạn

Khả năng tài chính là yếu tố quan trọng để các ngân hàng quyết định hạn mức tín dụng khi bạn mở thẻ. Và hơn hết, để tránh phát sinh các khoản phí phạt và khiến uy tín tín dụng xấu, bạn hãy đảm bảo rằng mình có khả năng chi trả cho hạn mức tín dụng trước khi quyết định mở thẻ tín dụng và chi tiêu một cách thông minh, có kế hoạch khi sở hữu thẻ và có điểm tín dụng tốt.

Trên đây là tất cả những điều bạn cần biết trước khi quyết định mở thẻ tín dụng tại bất kỳ ngân hàng nào. Bestbanks hy vọng bạn sẽ tìm được ngân hàng phù hợp với yêu cầu cá nhân, và hãy nhớ rằng, chìa khóa để có tài chính ổn định chính là chi tiêu khoa học và phù hợp.