Vay tiêu dùng và những điều bạn cần biết

Những năm gần đây, hình thức vay vốn tiêu dùng đang dần trở nên quen thuộc với người Việt Nam, nhưng nhiều người vẫn còn ngần ngại vì chưa thực sự hiểu rõ về hình thức vay vốn ngân hàng này, cụ thể về những thủ tục cũng như lợi ích của vay tiêu dùng như nào? Nắm rõ quy trình cũng như thông tin cần thiết sẽ giúp gói vay vốn của bạn được ngân hàng duyệt nhanh chóng. Chỉ trong vài nốt nhạc, Bestbanks sẽ cùng các bạn tìm hiểu những lợi ích cũng như những điều cực kỳ quan trọng cần lưu ý khi vay vốn với hình thức này.

Vay tiêu dùng là gì?

Đúng như tên gọi của nó, vay tiêu dùng là một sản phẩm cho vay dưới dạng tín chấp hoặc thế chấp nhằm hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm và các nhu cầu tất yếu khác trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng là cá nhân và hộ gia đình, ví dụ như: đám cưới, du học, xây (sửa) nhà, mua sắm nội thất, đi du lịch, mua xe,…trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để hưởng thụ. Vì vậy, cho vay tiêu dùng có những đặc điểm riêng khác với tín dụng ngân hàng nói chung:
– Khách hàng vay là cá nhân và các hộ gia đình.
– Mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình không phải xuất phát từ mục đích kinh doanh. Do đ,ó phụ thuộc vào nhu cầu, tính cách của từng đối tượng khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay.
– Về lãi suất, do quy mô các khoản vay thường nhỏ (trừ những khoản vay để mua bất động sản), dẫn đến chi phí để cho vay cao, do vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại.
– Nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ thu nhập, không nhất thiết phải là từ kết quả của việc sử dụng những khoản vay đó.
– Những khách hàng có việc làm, mức thu nhập ổn định và có trình độ học vấn là những tiêu chí quan trọng để ngân hàng thương mại quyết định cho vay.

Có bạn hỏi Bestbanks là «tôi có một cửa hàng tiện lợi nhỏ ở nhà, chỉ bán đồ lặt vặt như nước mắm mì tôm xà phòng giặt cho vui. Giờ tôi muốn vay gói tiêu dùng này để nhập ít hàng được không?» Câu trả lời là không. Bất kì hình thức kinh doanh nào dù là lớn hay nhỏ đều không áp dụng được cho gói vay vốn tiêu dùng này.

Trong bài viết «Cho vay tiêu dùng: Đích đến là đẩy lùi tín dụng đen» của Thời báo Ngân hàng được đăng trên trang web của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 10/09/2019, thống kê của Ngân hàng nhà nước cho thấy, trong những năm qua, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đã tăng trưởng trung bình gần 20%/năm. Ước tính, tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng là 5,6%; tỷ lệ cho vay tiêu dùng/tiêu dùng cuối cùng là 7,3% và dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người.

Ngân hàng Chính sách xã hội đã, đang đẩy mạnh cho vay không phải đảm bảo tiền vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cho vay phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Bên cạnh đó, các ngân hàng tích cực cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, như: TPBank cho vay mua xe duyệt hồ sơ tối đa trong vòng 8 tiếng, đáp ứng vốn đến 80% giá trị xe; hay MB cho vay siêu nhanh, thấu chi không tài sản bảo đảm với hạn mức vay lên tới 50 triệu đồng, FE Credit chuyên gia cho vay tiêu dùng trả góp lãi thấp…

PGS-TS Ngô Trí Long nhận định, cho vay tiêu dùng đang là một hình thức phổ biến, phát triển tương đối rộng rãi và đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân. Thế nhưng do một bộ phận người dân không đáp ứng được điều kiện vay ngân hàng, hoặc vay cho những hoạt động không được pháp luật cho phép nên họ tìm đến tín dụng đen với lãi suất “cắt cổ”. Điều này cho thấy nhu cầu vay tiêu dùng, hay còn gọi là vay thấu chi ngày càng trở nên phổ biến với người dân tại các thành phố lớn nói riêng,và cả nước nói chung.

Phân loại cho vay tiêu dùng

Căn cứ vào mục đích vay, ta có thể phân loại tín dụng tiêu dùng thành 2 loại:

Cho vay tiêu dùng cư trú (residential morage loan)

Là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm đồ đạc hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Ví dụ như khách hàng vay vốn tiêu dùng để xây nhà mới, mua bàn ghế tủ lạnh giường đệm,…

Cho vay tiêu dùng không cư trú (nonresidential morage loan)

Đó là các khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành hoặc giải trí… Ví dụ như khách hàng vay vốn tiêu dùng để đi nghỉ mát, mua xe máy, mua ô tô, mua điện thoại,…

Căn cứ vào hình thức trên, có thể chia cho vay tiêu dùng thành 2 loại:

Cho vay gián tiếp (indirect consumer loan)

Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng, hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Đây chính là hình thức mua trả góp mà ta thường thấy rất phổ biến trong các bộ phim nước ngoài, đặt biệt là phim Mỹ.

Ưu điểm Nhược điểm
Các ngân hàng thương mại rễ ràng mở rộng và tăng doanh số cho vay. Khi cho vay, các ngân hàng thương mại không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (người vay vốn) mà thông qua các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá, dịch vụ.
Các ngân hàng thương mại sẽ tiết kiệm và giảm được các chi phí khi cho vay. Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng (cả trước, trong và sau khi vay vốn) khi doanh nghiệp thực hiện bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, nhất là trong việc lựa chọn khách hàng.
Là cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng. Kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ với hình thức cho vay này rất phức tạp
Nếu ngân hàng thương mại quan hệ tốt với các doanh nghiệp bán lẻ, thì hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp.
Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct consumer loan)

Là ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay hoặc thu nợ. Nói cách khác, đây là hình thức mà khách hàng trực tiếp đến ngân hàng để yêu cầu được vay vốn.

 

Ưu điểm Nhược điểm
Ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của cán bộ tín dụng, do đó các khoản cho vay này thường có chất lượng cao hơn so với cho vay thông qua doanh nghiệp bán lẻ. Khách hàng buộc phải đến ngân hàng để làm thủ tục vay vốn.
Cán bộ tín dụng khi cho vay đặc biệt coi trọng đến chất lượng các khoản vay, song doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá, dịch vụ thường coi trọng nhiều đến việc tăng doanh số bán hàng hơn là chất lượng các khoản vay, hơn nữa các doanh nghiệp thường đưa ra quyết định “tín dụng” một cách nhanh chóng, nên dẫn đến tình trạng có những khoản tín dụng cấp ra không chính đáng, ngược lại có thể từ chối đối với những khách hàng tốt của mình. Quá trình xét duyệt sẽ khó hơn do nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ điều tra và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trước khi quyết định có cho khách hàng vay hay không.
Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay gián tiếp, vì khi quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng sẽ xử lý tốt các phát sinh, hơn nữa có khả năng làm thoả mãn quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.
Do đối tượng khách hàng rất rộng do đó việc đưa ra các dịch vụ, tiện ích mới là rất thuận lợi, đồng thời là hình thức để tăng cường quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng.
Hình thức cho vay linh hoạt. Khách hàng có thể vay trực tiếp (vay vốn theo lương, theo bảo hiểm nhân thọ, theo hóa đơn tiền điện hoặc theo giấy phép kinh doanh)

Một số phương pháp cho vay tiêu dùng.

Vay tiêu dùng trả góp

Là hình thức vay vốn từ ngân hàng trong khi người vay không phải thế chấp bất cứ một loại tài sản nào. Thay vào đó, người vay sẽ phải trả cả tiền gốc và tiền lại hàng tháng. Trong đó, tiền gốc phải trả giống nhau đối với tất cả các kỳ. Tiền lãi được ngân hàng tính theo tỉ lệ phần trăm được quy định căn cứ vào số tiền đã vay. Có hai loại lãi suất gồm lãi suất cố định hoặc lãi suất theo dư nợ giảm dần. (vui lòng tìm hiểu thêm về hai loại lãi suất này trong bài Cách tính lãi suất ngân hàng đã đăng trên Bestbanks để nắm rõ cách tính lãi theo từng loại.)

Các mục đích của vay vốn tiêu dùng trả góp: mua đồ nội thất, vật dụng gia đình, mua xe, điện thoại, điện máy, sửa chữa trang trí nhà cửa, chăm sóc sắc đẹp, y tế, đám cưới, vay tiền đi du học,… miễn không phải mục đích để kinh doanh.

Ưu điểm:

– Ít hạn chế về số tiền vay, có thể vay tối đa lên đến 24 tháng lương nhưng không vượt quá 300 triệu đồng.

– Thủ tục nhanh gọn, tiện lợi. Thời gian phê duyệt nhanh chóng, tối đa 02 ngày làm việc, giải ngân tại thời điểm được phê duyệt. Khách hàng có thể mang ngay sản phẩm mình muốn mua về nhà mà không cần phải đợi như vay vốn thế chấp (Ví dụ như khách hàng muốn mua trả góp xe ô tô chỉ phải trả trước một khoản trị giá 30% tổng giá trị chiếc xe. Còn lại 70% sẽ trả góp hàng tháng theo lãi suất quy định.)

– Thời gian trả nợ rất linh hoạt. Khách hàng có thể lựa chọn thời gian trả nợ ngắn hay dài, 3 tháng hoặc lên tới 60 tháng.

Nhược điểm:

– Mức lãi suất của hình thức vay vốn tiêu dùng trả góp này khá cao. Thường giao động trong khoảng 15-20%/năm tùy từng ngân hàng.

Vay tiêu dùng tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay không cần các tài sản hay giấy tờ có giá trị để đảm bảo. Khoản vay này được xây dựng và quyết định dựa trên uy tín của cá nhân và đơn vị công tác của ngời đi vay.

Tương tự như vay tiêu dùng trả góp, khách hàng vay tiêu dùng tín chấp hường dùng để phục vụ nhu cầu thường nhật trong cuộc sống như: Mua sắm, chi phí đám cưới, du lịch, học phí, viện phí,…

Ưu điểm:

– Không cần tài sản đảm bảo hay tiền đặt cọc.

– Thủ tục hồ sơ đơn giản. Khách hàng chỉ cần cung cấp giấy tờ cá nhất.

– Ngân hàng không điều tra cặn kẽ về mục đích vay vốn của khách hàng, miễn là không dùng vào mục đích kinh doanh và không phạm pháp.

– Thời gian phê duyệt nhanh chóng, tối đa 02 ngày làm việc, giải ngân tại thời điểm được phê duyệt.

– Thời gian trả nợ linh hoạt. Khách hàng có thể lựa chọn thời gian trả nợ từ 6 tháng hoặc lên tới 60 tháng.

Nhược điểm:

– Lãi suất cao hơn vay tiêu dùng thế chấp. Ví dụ như ngân hàng Techcombank đang áp dụng mức lãi suất lên tới 15%/năm cho gói vay tiêu dùng tín chấp.

Vay tiêu dùng thế chấp

Đây là hình thức vay tiêu dùng cuối cùng trong nhóm Vay Tiêu Dùng, khách hàng cần đưa ra tài sản có giá trị để thế chấp cho khoản vay như bìa đỏ nhà ,đất, xe cộ, máy móc… đứng tên người vay để được nhận khoản vay tương ứng. Hình thức vay này giúp khách hàng có thể vay khoản tiền lớn hơn vay tín chấp rất nhiều mà lãi suất lại thấp hơn vì vậy đây thường là những khoản vay lớn và phải có kế hoạch chi tiêu, mua sắm rõ ràng, chính đáng ví dụ như xây dựng và sửa chữa nhà, vay mua ô tô hoặc vay du học.

Ưu điểm:

– Khoản tiền cho vay lớn, có thể lên tới 3 tỷ đồng.

– Tỷ lệ cho vay/tổng như cầu vốn lớn, lên đến 95% tổng nhu cầu vốn.

– Phương thức giải ngân linh hoạt, có thể giải ngân một lần hoặc nhiều lần theo nhu cầu sử dụng vốn thực tế.

– Phương thức trả nợ linh hoạt, theo dư nợ giảm dần hoặc theo dư nợ ban đầu.

– Thời gian cho vay tối đa lên tới 15 năm.

– Mức lãi suất thấp hơn hẳn so với vay tiêu dùng tín chấp, thường giao động trong khoảng từ 14% – 16%/năm.

Nhược điểm:

– Khách hàng cần phải cung cấp được chứng từ chứng minh nguồn thu nhập, chứng minh mục đích sử dụng vốn của ngân hàng và giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc nhà, xe.

Tới đây, câu hỏi đặt ra là nên vay tiêu dùng theo dạng trả góp, tín chấp hay thế chấp? Sẽ không thể nào có một câu trả lời hoàn hảo cho tất cả khách hàng được.Vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo nhưng số tiền được duyệt sẽ không cao như vay thế chấp, lãi suất lại cao hơn, thủ tục để xin vay thường rắc rối hơn. Tuy nhiên khách hàng lại không phải lo trường hợp không thể trả nổi khoản vay thì sẽ bị ngân hàng tịch thu quyền sở hữu tài sản.

Bạn nên quyết định gói vay theo nhu cầu cá nhân, nếu bạn chắc chắn mình có thể trả nợ trong một khoảng thời gian cụ thể, và bạn có tài sản đảm bảo thì hãy vay gói tiêu dùng thế chấp để được áp dụng mức lãi suất thấp hơn. Còn nếu bạn cần tiền mua nhà nhưng lại không có tài sản gì để thế chấp với ngân hàng, thì hãy vay gói tiêu dùng tín chấp, lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng để vừa đảm bảo trang trải được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà vẫn đủ tiền trả lãi theo quy định.

Điều kiện và thủ tục vay tiêu dùng của ngân hàng

Điều kiện khách hàng

– Khách hàng là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động ( từ 20– 60 tuổi) và có đầy đủ năng lực pháp lý được thể hiện qua năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự.

– Có mục đích vay vốn và sử dụng hợp pháp theo quy định và chính sách của ngân hàng.

– Có phương án sử dụng vốn rõ ràng, hiệu quả.

Thủ tục:

— Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực.

– Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú tại khu vực Ngân hàng có chi nhánh, phòng giao dịch.

– Có hợp đồng lao động chính thức và còn hiệu lực từ 12 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn.

– Khách hàng cần phải chứng minh được nguồn thu nhập theo quy định của ngân hàng. Mức thu nhập tùy thuộc vào quy định riêng cuả mỗi ngân hàng (Thu nhập thực nhận, thông thường là từ 5 triệu đồng/ tháng.)

Chứng minh tài chính:

-Vay tín chấp: xác nhận bảng lương trong vòng 3 tháng – 6 tháng gần nhất.

Vay tiền online qua app: chỉ cần CMND và số điện thoại.
-Vay thế chấp: Hồ sơ tài sản đảm bảo bao gốm bìa đỏ nhà, đất, trích lục số bản đồ, giấy phép xây dựng, giấy tờ đăng ký xe,…

– Một số giấy tờ khác theo quy định của từng ngân hàng.

Điều kiện và thủ tục vay tiêu dùng của công ty tài chính

Sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân là một trong những sản phẩm chính của các công ty tài chính. Thông thường, thủ tục cho vay tại các công ty tài chính thường đơn giản hơn ngân hàng. Điều kiện cho vay cũng tương tự như ngân hàng, bao gồm: có chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực/căn cước công dân, có sổ hộ khẩu, là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động. Về điều kiện thu nhập, các công ty tài chính hỗ trợ khách hàng với các loại hình đa dạng hơn, khách hàng có thể vay vốn bằng nhiều hình thức chứng minh tài sản như: vay bằng lương, vay bàng hóa đơn tiền điện, vay bằng đăng ký xe máy hoặc thậm chí là vay bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Lãi suất và hạn mức vay tiêu dùng

Lãi suất vay vốn của ngân hàng

Lãi suất của gói vay này sẽ khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm mà khách hàng chọn vay. Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm. Giao động lên tới 28% tùy vào hình thức và ngân hàng mà khách hàng chọn vay.

Lãi suất vay tiêu dùng của các công ty tài chính

Các công ty tài chính sẽ căn cứ vào mức lãi suất cho vay cơ bản của NHNN để đề ra mức lãi suất áp dụng cho mình. Luật không có quy định cụ thể mức lãi suất trần và mức lãi suất tối đa của các công ty tài chính là bao nhiêu, mà lãi suất tối đa cho việc cho mục đích tiêu dùng tại Công ty tài chính do Công ty tài chính tự điều chỉnh và phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng.

Hạn mức vay:

Tủy vào khả năng tình chính của khách hàng mà ngân hàng hay các tổ chức tài chính sẽ xét duyệt hạn mức khác nhau. Hạn mức cho vay tối thiểu hiện nay là 10 triệu đồng và tối đa là 300 triệu đồng với hình thức vay tín chấp. Và lên tới 95% giá trị tài sản đảm bảo nếu là vay thế chấp.

Vay tiêu dùng ở đâu tốt nhất?

Hiện nay hầu hết các ngân hàng và tổ chức tín dụng ở nước ta đều đã có dịch vụ vay tiêu dùng như: vay vốn ngân hàng Vietcombank. Agribank, BIDV,Techcombank, OCB, VietinBank… Điều này giúp người vay có thể chọn dịch vụ cho vay phù hợp, chọn lựa mức lãi suất có thể chi trả được cũng như thời hạn cho vay như mong muốn.

Sau đây là thông tin chi tiết về vay tiêu dùng ở một số ngân hàng và công ty tài chính tiêu biểu:

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Là một trong những ngân hàng có gói vay tiêu dùng được khách hàng yêu thích. VPBank luôn đổi mới và đưa ra thị trường những gói vay hấp dẫn cho khách hàng. Hiện nay, Vpbank là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam cho phép khách hàng đăng ký và nhận giải ngân sau 1 phút hoàn toàn Online cho sản phẩm vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo (vay tiêu dùng tín chấp.) Ngoài ra, VPBank còn hỗ trợ khách hàng mở tài khoản số đẹp theo yêu cầu

Ưu điểm:

– Số tiền vay tối đa lên tới 500 triệu đồng.

– Thời hạn vay đến 60 tháng.

– Thủ tục đơn giản

– Thời gian xét duyệt nhanh chóng.

– Phương thức trả lãi theo dư nợ giảm dần.

– Đội ngũ nhân viên chăm sóc và hỗ trợ khách hàng chu đáo.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

TPBankngân hàng đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng số, những sản phẩm hiện đại cùng với những dịch vụ ngân hàng như tài khoản, thẻ tín dụng, tiết kiệm,…

Hiện nay, TPBank đang có các sản phẩm vay vốn như sau:

Vay mua nhà, xây sửa nhà với lãi suất ưu đãi 6,8%.năm, hạn mức vay tới 85% phương án vay, trả nợ gốc linh hoạt, tăng hoặc giảm dần đều theo thu nhập. Phê duyệt nhanh chóng chỉ trong vòng 24 giờ làm việc.

Vay mua ô tô với lãi suất 7,6%/năm, phê duyệt trong 8 giờ làm việc. Trả khoản vay linh hoạt bằng trả góp gốc và lãi hàng tháng,  vay tới 80% giá trị chiếc xe với thời gian vay lên tới 84 tháng.

Vay tiêu dùng thế chấp lãi suất ưu đãi 9,9%/năm. Tài sản đảm bảo có thể là sở hữu của khách hàng hoặc người thân, phương thức trả gốc linh hoạt, hạn mức vay tới 100% tổng nhu cầu và linh hoạt theo tài sản đảm bảo. Giải ngân một hoặc nhiều lần theo tiến độ thanh toán thực tế.

Vay tiêu dùng trả góp tín chấp không cần tài sản đảm bảo, thủ tục hồ sơ giản lược, thời gian phê duyệt nhanh chóng, vay tối đa tới 300 triệu trong 48 tháng với lãi suất 17%/năm.

Vay ứng sổ tiết kiệm Hạn mức ứng tiền lên đến 80% giá trị sổ tiết kiệm (tối đa tới 1 tỷ VNĐ ), khách hàng không cần phải đến ngân hàng để làm thủ tục vay vốn, chỉ tính lãi suất tính trên số tiền khách hàng rút từ hạn mức ứng tiền được cấp, lãi suất 8.28%/năm.

– Đặt biệt, TPBank có gói vay sinh viên lên tới 10 triệu đồng, không cần tài sản thế chấp, không cần người bảo lãnh, thời hạn vay 6 tháng, thủ tục đơn giản phê duyệt nhanh chóng.

Mcredit

Tên đầy đủ của Mcredit là công ty Tài chính TNHH MB Shinsei. Tổ chức này là đứa con lai của ngân hàng TMCP Quân đội (Việt Nam) và ngân hàng Shinsei (Nhật Bản). Kết tinh của hai nền văn hóa đặc sắc này, Mcredit mang lại sự đáng tin cậy, đầy trách nhiệm của dòng máu Việt và sự tinh tế, cẩn thận của người Nhật. Hiện tại. Mcredit phát triển 2 gói sản phẩm chính là: cho vay tiền mặt và vay trả góp.

Vay tiền mặt: Mcredit cho khách hàng vay không cần tài sản thế chấp, thủ tục dễ dàng, tư vãn và làm thủ tục miễn phí. Khoản tiền vay thấp nhất là 10 triệu đồng và cao nhất là 70 triệu đồng. Thời hạn vay từ 6 tháng – 36 tháng với lãi suất khoảng từ 21% – 38%/năm.

Hướng tới phân khúc khách hàng thu nhập trung bình, phù hợp với đại đa số người dân Việt, Mcredit trở thành sự lựa chọn của người dân. Chính vì thế mà chẳng quá khó hiểu khi Mcredit lại được ưa chuộng và tin tưởng trên thị trường đến vậy.

Những lưu ý quan trọng khi khách hàng đăng ký vay tiêu dùng

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng hình thức vay tiêu dùng có mức lãi suất tương đối cao. Vì vậy, khi sử dụng gói vay này, khách hàng cần lưu ý những điều sau:

– Chỉ vay tiêu dùng cho những nhu cầu thực sự cần thiết.

– Lựa chọn hình thức vay tiền phù hợp với khả năng trả nợ của bản thân.

– Tìm hiểu kỹ tất cả các điều khoản trong hợp đồng vay vốn và hỏi nhân viên ngân hàng ngay khi có thắc mắc để được giải đáp kịp thời.

– Tỉm hiểu kỹ về lãi suất, thời hạn trả nợ và phí phạt trong trường hợp bạn không thể trả nợ đúng hạn.

– Trong trường hợp bạn không thể trả lãi hoặc nợ đúng hạn, hãy liên lạc ngay với nhân viên tín dụng để tìm ra giải pháp xử lý kịp thời.

Cuối cùng, Bestbanks hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp được bạn trong việc quyết định có nên vay tiêu dùng hay không và nên vay ở đâu. Và dù bạn có đang vay vốn hay không, hãy nhớ rằng chìa khóa để có tài chính ổn định là chi tiêu hợp lý, sáng suốt, phù hợp với nhu cầu cá nhân và gia đình.