Cách tính lãi suất vay ngân hàng

Để có thêm vốn đầu tư kinh doanh hay cho những công việc cá nhân khác như mua nhà mua xe thậm chí là vay tiền cho con cái đi học, nhiều người đã lựa chọn phương án vay vốn ngân hàng. Đây là hình thức vay vốn với lãi suất thấp hơn so với việc vay các tổ chức tín dụng hay cá nhân, mà lại an toàn. Tuy nhiên, khách hàng có khá nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này như điều kiện cho vay là gì, vay ngân hàng nào tốt nhất, được phép vay trong bao lâu, thủ tục có phức tạp không, hoặc tiền lãi mỗi tháng là bao nhiêu, trả như thế nào? Trong bài viết này, Bestbanks sẽ hướng dẫn bạn cách tính lãi vay ngân hàng một cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất.

 


Lãi suất vay ngân hàng là gì?

Theo công ty luật Minh Khuê, lãi suất cho vay là lãi suất tính trên số vốn mà bên vay phải trả kèm theo gốc tiền vay.

Trong kinh doanh ngân hàng, lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng (ngân hàng) và khách hàng vay thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm kí kết hợp đồng tín dụng.

Lãi suất cho vay là giá cả của tiền vay thể hiện dưới hình thức tỉ lệ phần trăm trên số tiền vay theo khoảng thời gian xác định (tháng, năm). Lãi suất cho vay là nội dung bắt buộc các bên phải thỏa thuận khi kí kết hợp đồng tín dụng.

Nói một cách ngắn gọn, lãi suất vay ngân hàng là số tiền khách hàng phải trả để được vay vốn ngân hàng, khách hàng sẽ phải trả số tiền này hàng tháng và cho đến khi trả hết được khoản tiền gốc đã vay. Nếu bạn vay 500 triệu trong vòng 1 năm, thì tổng số tiền bạn cần phải trả cho đến khi hết thời hạn 1 năm là 500 triệu và tiền lãi (dựa theo phần trăm đã ghi rõ thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn.)

Ngân hàng là nơi kinh doanh tiền tệ, hai trong những mảng kinh doanh chính của ngân hàng là huy động tiền từ người dân (là hình thức khách hàng gửi tiết kiệm vào ngân hàng, xem thêm: lãi suất ngân hàng cao nhất) và cho khách hàng vay tiền (là hình thức khách hàng vay vốn từ ngân hàng). Tỷ lệ lãi suất chênh lệch giữa hai hoạt động này sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, vì lãi suất ngân hàng cho bạn vay vốn bao giờ cũng cao hơn lãi suất tiền bạn gửi vào ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn có nguồn thu tới từ những dịch vụ khác như bán bảo hiểm cá nhân, mua và bán ngoại tệ, các dịch vụ thanh toán,… nhưng nguồn thu chính vẫn là từ hai hoạt động tín dụng nói trên, và nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Chính vì vậy, đa số các ngân hàng đều đề ra chỉ tiêu doanh số với nhân viên của mình.

Một số lưu ý về lãi suất cho vay

Vì lãi suất là cái giá mà khách hàng phải trả để được vay vốn từ ngân hàng, nên lãi suất cũng sẽ tuân theo những quy luật về cung cầu và rủi ro trên thị trường. Một số chú ý cơ bản về lãi suất khách hàng cần chú ý như sau:

– Hiện nay, có một loại lãi suấy vay rất thấp, thấp nhất trên thị trường là cho vay đối với nhu cầu nhà ở xã hội. Đầu tháng 4/2020, một tin vui đến với thị trường bất động sản mùa COVID-19, khi Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí thêm 1.000 tỉ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội và 2.000 tỉ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ cho vay mua nhà ở xã hội. Việc này nhằm hỗ trợ cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội. Mức lãi suất của 4 ngân hàng thương mại cổ phần lớn (Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV). Tuy nhiên để được hưởng lãi suất ưu đãi này, khách hàng phải có đầy đủ căn cứ chứng minh thu nhập thấp.

– Nếu khoản vay vốn của bạn bị ngân hàng đánh giá là có rủi ro cao thì ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất cao để bù đắp lại khả năng mất vốn.

– Lãi suất vay vốn càng cao thì điều kiện vay lại càng dễ và ngược lại, nếu điều kiện cho vay càng chặt chẽ thì lái suất càng thấp do phía ngân hàng đã loại bỏ được bớt rủi ro từ phía khách hàng.

Các loại lãi suất vay ngân hàng hiện nay

Có nhiều dạng lãi suất vay vốn khác nhau tùy vào thời gian vay hay dựa vào đặc tính cụ thể của từng gói vay vốn, vì vậy ta sẽ có nhiều dạng lãi suất vay vốn khác nhau. Cụ thể như sau:

 

Lãi suất vay theo thời gian

a) Lãi suất vay ngắn hạn:

Áp dụng cho các khoản vay có thời gian từ 12 tháng trở xuống, như: Vay cầm cố sổ tiết kiệm, bìa đỏ, xe, vay tiêu dùng 12 tháng, vay nhanh

b) Lãi suất vay trung – dài hạn

Áp dụng cho các khoản vay có thời gian từ 12 tháng trở lên như vay tiêu dùng, mua nhà, vay kinh doanh, vay đầu tư cố định, vay mua xe… Các khoản vay này thường có thời hạn từ 24 tháng đến trên 20 năm.

Lãi suất vay theo chủ đề

a) Lãi suất vay cá nhân:

Như tên gọi của nó, loại lãi suất này áp dụng cho người đi vay là cá nhân vay vốn, gồm các khoản vay như: vay tín chấp, mua nhà để ở, mua xe, vay tiêu dùng cá nhân, vay tiền du học hay vay tiền học đại học…

b) Lãi suất vay doanh nghiệp:

Áp dụng cho khách hàng đi vay là tổ chức kinh tế, là công ty, gồm các khoản vay như: vay vốn kinh doanh công ty, vay mua nhà xưởng máy móc, trang thiết bị phục vụ việc sản xuất kinh doanh. Và các khoản vay liên quan đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp…

Công thức tính lãi suất vay ngân hàng

Tương tự như việc gửi tiền vào ngân hàng, các ngân hàng khác nhau có những cách tính lãi khác nhau, các gói vay vốn khác nhau sẽ có những mức lãi suất khác nhau. Tuy nhiên, đa số các ngân hàng đều có 4 cách tính lãi là: Lãi suất cố định,  lãi suất theo dư nợ giảm dần,lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp

Dù bạn có vay ngân hàng theo bất kì hình thức nào, thì lãi suất vay luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Hiểu rõ cách tính lãi suất vay sẽ giúp bạn chủ động hơn trong kế hoạch trả nợ cũng như cân nhắc về số tiền nên vay và xác định thời gian vay phù hợp nhất với tình hình tài chính của mình. Bestbanks sẽ chỉ ra giúp bạn ưu và nhược điểm của từng cách tính lãi vay vốn.

a) Lãi suất cố định (tính theo dư nợ gốc)

Cách tính lãi suất vay ngân hàng cho loại lãi suất này là như nhau cho từng tháng trong suốt thời gian vay vốn. Có nghĩa là lãi suất cho khoản vay của bạn sẽ không bao giờ thay đổi trong suốt thời hạn vay. Loại lãi suất này không có tính biến động nên sẽ giảm được áp lực cho khách hàng và cũng tránh được những rủi ro do biến động về lãi suất trên thị trường.

Ưu điểm:

– Dự tính được chính xác số tiền lãi phải thanh toán cho ngân hàng suốt thời gian vay thế chấp, từ đó tạo thuận lợi trong kế hoạch quản lý cũng như cân đối tài chính cho khách hàng.

– Không bị tác động do những biến động lãi suất trên thị trường. Trong trường hợp lãi suất thị trường tăng so với thời điểm vay thì khách hàng sẽ có lợi nhiều hơn vì số tiền mà khách hàng phải trả cho ngân hàng vẫn không thay đổi theo lãi suất cũ.

Nhược điểm:

– Ngược lai, lãi suất biến động giảm so với thời điểm khách hàng vay thế chấp thì khách hàng vẫn phải thanh toán lãi cho Ngân hàng theo lãi suất cũ, cao hơn lãi suất của thị trường thời điểm đó, vì thế bạn sẽ là người chịu thiệt.

Công thức cho cách tính lãi theo loại này như sau:

Số tiền lãi ngày = (Số tiền của gói vay x Lãi suất tính lãi)/365.
Số tiền lãi tháng = ((Số tiền của gói vay x Lãi suất tính lãi)/365)*số ngày vay thực tế trong kỳ. 

Ví du: Chị H. Vay ngân hàng BIDV số tiền là 100,000,000 Vnd kỳ hạn  là 1 năm (12 tháng, từ ngày 01/12/2019 đến ngày 01/12/2020) , lãi trả hàng tháng với mức lãi suất cố định là 12%/năm.

Như vậy, số tiền lãi chị H. phải trả mỗi tháng là (Ví dụ cho tháng 1 và 2 năm 2020) :

Lãi phải trả của tháng 1/2020 (tháng 01 có 31 ngày):

Lãi tháng 01 = { (100,000,000 vnđ * 12%) / 365}*31 = 1,019,178.08 vnd.

Lãi phải trả của tháng 2/2020 (tháng 02 có 28 ngày):

Lãi tháng 02 =  { (100,000,000 vnđ * 12%) / 365}*28 = 920,547.95 vnd

Nhìn vào ví dụ trên, ta có thể tính ra số tiền lãi mỗi ngày cho gói vay này là 32,876.71 vnd/ngày1,019,178.08 vnd cho tháng 1/2020920,547.95 cho tháng 2/2020.

Có thể một số bạn đọc sẽ thắc mắc là tại sao lại chia cho 365 ngày chứ không phải 360 ngày như trước đây. Đó là vì theo Thông tư 14/2017/TT-NHNN về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Theo đó, thời gian chuẩn để quy đổi mức lãi suất tỷ lệ %/ngày sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm và ngược lại là 1 năm = 365 ngày (quy định hiện hành tại Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN là 1 năm = 360 ngày).

(Trích điều 4 (Thông tư 14/2017/TT-NHNN). Nguyên tắc tính lãi

  1. Lãi suất tính lãi: được quy đổi theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm); một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày.

Thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi theo tỷ lệ %/tháng, %/tuần, %/giờ sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày; quy đổi mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm và ngược lại được tính như sau:

  1. a) Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;
  2. b) Một tháng là ba mươi ngày;
  3. c) Một tuần là bảy ngày;
  4. d) Một ngày là hai mươi tư giờ.
  5. Đối với khoản tiền gửi, cp tín dụng có thời hạn từ một ngày trở lên:

Tổ chức tín dụng được thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi và thời điểm xác định số dư để tính lãi theo một trong hai cách sau:

  1. a) Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày tiếp theo ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày tiếp theo ngày nhận tiền gi đến hết ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi (bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.
  2. b) Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày nhận tiền gửi đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi (tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.
  3. Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng mà thời hạn tính từ khi nhận tiền gửi hoặc từ khi giải ngân khoản cấp tín dụng đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, khoản cấp tín dụng dưới một ngày: Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi được tính từ khi nhận tiền gửi hoặc từ khi giải ngân khoản cấp tín dụng đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, khoản cấp tín dụng, nhưng không được vượt quá một ngày.
  4. Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về mức lãi suất, phương pháp tính lãi phù hợp với quy định của pháp luật về nhận tin gửi, cấp tín dụng và quy định tại Thông tư này.)

b) Lãi suất trên dư nợ giảm dần

Cách tính này là lãi được tính theo dư nợ thực tế còn lại của khoản vay tại kỳ trả nợ (tức là khách hàng sẽ trả lãi suất được giảm dần theo từng tháng sau khi đã trừ đi khoản tiền gốc mà bạn chi trả trong các tháng trước đó); Thường áp dụng cho các khoản vay trả góp như: vay tiêu dùng trả góp, vay kinh doanh trả góp, vay mua nhà trả góp… Thường lãi suất vay tính trên dư nợ giảm dần sẽ thay đổi 3 hoặc 6 tháng 1 lần.

Theo cách tính lãi này thì số tiền lãi khách hàng phải trả cho tháng sau sẽ ít hơn tháng trước.

Ưu điểm:

– Áp dụng lãi suất thả nổi trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động cũng là điều hợp lý. Vì khi lãi suất thị trường biến động giảm thì số tiền lãi khách hàng thanh toán cho ngân hàng trong kỳ điều chỉnh sẽ thấp hơn.

Nhược điểm:

– Chọn lãi suất thả nổi giống như “con dao hai lưỡi”. Khi lãi suất thị trường giảm thì sẽ rất tốt cho khách hàng nhưng khi lãi suất thị trường biến động tăng so với thời điểm vay thì số tiền lãi vay thế chấp của khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng sẽ nhiều hơn (vì phải chịu điều chỉnh mức lãi suất cao hơn).

– Mặt khác khi lựa chọn hình thức thả nổi, khách hàng thường chỉ dự tính được chính xác số tiền lãi phải thanh toán cho ngân hàng trong kỳ đầu tiên (nếu không tính khuyễn mãi), bắt đầu kỳ thứ 2 trở đi lãi suất thay đổi theo thị trường vì vậy khách hàng sẽ khó khăn trong việc chủ động về mặt tài chính.

Công thức chung tính lãi theo dư nợ giảm dần

Lãi phải trả = [ ( Dư nợ còn lại * Lãi suất vay trong kỳ ) / 365 ngày] * số ngày vay thực tế trong kỳ

Ví dụ: Chị H. Vay tiêu dùng Techcombank là 500 triệu đồng, lãi suất vay 11%/năm cố định trong 12 tháng . Thời hạn vay là 12 tháng kể từ ngày 01/12/2019 đến ngày 01/12/2020, ta có bảng tính lãi như sau:

Kỳ trả nợ Số gốc còn lại Gốc Lãi Tổng gốc + Lãi
1/12/2019 0 500,000,000
1/01/2020 1 458,333,333 41,666,667 4,583,333 46,250,000
1/02/2020 2 416,666,667 41,666,667 4,201,389 45,868,056
1/03/2020 3 375,000,000 41,666,667 3,819,444 45,486,111
1/04/2020 4 333,333,333 41,666,667 3,437,500 45,104,167
1/05/2020 5 291,666,667 41,666,667 3,055,556 44,722,222
1/06/2020 6 250,000,000 41,666,667 2,673,611 44,340,278
1/07/2020 7 208,333,333 41,666,667 2,291,667 43,958,333
1/08/2020 8 166,666,667 41,666,667 1,909,722 43,576,389
1/09/2020 9 125,000,000 41,666,667 1,527,778 43,194,444
1/10/2020 10 83,333,333 41,666,667 1,145,833 42,812,500
1/11/2020 11 41,666,667 41,666,667 763,889 42,430,556
1/12/2020 12 0 41,666,667 381,944 42,048,611
Tổng     500,000,000 29,791,667 529,791,667

Đây cũng chính là phương thức tính lãi suất mà các ngân hàng đang sử dụng nhiều nhất.

c) Lãi suất thả nổi.

Lãi suất thả nổi là lãi suất cho vay được điều chỉnh theo định kỳ nên sẽ thay đổi theo thời gian. Mức điều chỉnh và kỳ hạn điều chỉnh lãi suất sẽ theo thỏa thuận giữa người vay và ngân hàng (theo quy định của pháp luật) và được ghi rõ trên hợp đồng vay vốn. Lãi suất thả nổi được điều chỉnh theo lãi suất tham chiếu hoặc theo chỉ số lạm phát nên nó không cố định trong suốt thời hạn vay. Thông thường, kỳ hạn điều chỉnh lãi suất là 3 tháng/ lần, 6 tháng/lần hoặc có thể 12 tháng/lần.

 Lãi suất thả nổi thông thường sẽ thấp hơn lãi suất cố định, nhưng vẫn có trường hợp cao hơn, theo sự điều chỉnh của ngân hàng. iện nay các tổ chức tài chính như ngân hàng VPBank hay công ty tài chính Prudential đã sử dụng hình thức lãi suất thả nổi này để thu hút được khách hàng. Với nguồn tài chính vững mạnh, đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm. Cùng với điều kiện đơn giản, thủ tục nhanh gọn và mức lãi suất thấp. Đây là 2 ngân hàng được khá nhiều người tin dùng.

Ưu điểm:

– Với mức lãi suất tính theo dư nợ giảm dần thì ổn định nhưng lãi suất khá cao, mỗi tháng bạn phải trả một khoản tiền khá khá. Việc lựa chọn lãi suất thả nổi trong tình hình thị trường biến động là một điều hết sức khôn ngoan, vì khi thị trường lãi suất hạ thì cơ hội để bạn hưởng mức lãi suất thấp là rất cao.

Nhược điểm:

Chọn lãi suất thả nổi cũng như việc đặt kế hoạch trả nợ của mình lên bàn cân. Bởi khi lãi suất thị trường hạ thì mức lãi suất sẽ thấp nhưng khi lãi suất thị trường tăng lên thì tăng thì bạn phải chấp nhận đóng cho ngân hàng một khoản tiền lãi cao hơn so với mức tiền lãi ban đầu.

– Khách hàng không thể tự chủ được tài chính kể từ kỳ nộp lãi thứ hai trở đi do sự biến động của thị trường và sự điều chỉnh mức lãi của ngân hàng.

– Khách hàng phải chịu mức phí phạt theo quy định phạt ghi trong hợp động khi sai hạn trả lãi

Đối với hình thức lãi suất theo dư nợ thả nổi khách hàng có thể tính mức lãi suất ban đầu theo công thức chung:

Lãi suất trả hàng tháng = (Số tiền vay vốn * lãi suất cố định)/12 tháng

Nghĩa là trong khoảng thời gian cố định ban đầu theo như thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn giữa hai bên, khách hàng sẽ trả mức lãi suất được quy định theo hợp đồng. Sau khoảng thời gian cố định thì mức lãi suất sẽ được áp dụng theo biến động, thay đổi của thị trường và chính sách ngân hàng.

Vì vậy, sau thời gian trả lãi cố định thì mức lãi suất thả nổi sẽ được tính theo công thức:

Lãi suất trả hàng tháng = (Số tiền vay vốn * lãi suất thả nổi tại thời điểm)/12 tháng.

Ví dụ : Chị H. Vay Vietinbank số tiền 500,000,000 triệu đồng trong 1 năm với mức lãi suất 12%/tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đó lãi suất sẽ thả nổi. Thời gian vay tính từ 01/01/2019 cho đến 01/01/2020.

Theo như cách tính lãi suất trả góp thì số lãi suất chị H. phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu sẽ là:

Kỳ trả nợ Số gốc còn lại Gốc Lãi Tổng gốc + Lãi
1/1/2019 0 500,000,000
1/02/2019 1 458,333,333 41,666,667 5,000,000 46,666,667
1/03/2019 2 416,666,667 41,666,667 5,000,000 46,666,667
1/04/2019 3 375,000,000 41,666,667 5,000,000 46,666,667
1/05/2019 4 333,333,333 41,666,667 5,000,000 46,666,667
1/06/2019 5 291,666,667 41,666,667 5,000,000 46,666,667
1/07/2019 6 250,000,000 41,666,667 5,000,000 46,666,667

Sau thời gian 6 tháng tức là sang tháng thứ 7 mức lãi suất sẽ thay đổi theo biến động thì trường và chính sách của ngân hàng. Giả sử, mức lãi suất hiện tại tháng thứ 7 là 15% thì chị H. sẽ trả số tiền trong các tháng tiếp theo là:

Kỳ trả nợ Số gốc còn lại Gốc Lãi Tổng gốc + Lãi
1/08/2019 7 208,333,333 41,666,667 6,250,000 47,916,667
1/09/2019 8 166,666,667 41,666,667 6,250,000 47,916,667
1/10/2019 9 125,000,000 41,666,667 6,250,000 47,916,667
1/11/2019 10 83,333,333 41,666,667 6,250,000 47,916,667
1/12/2019 11 41,666,667 41,666,667 6,250,000 47,916,667
1/01/2020 12 0 41,666,667 6,250,000 47,916,667

 d) Lãi suất hỗn hợp.

Đây là loại lãi suất áp dụng cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi khi vay vốn. Cách tính lãi suất này là tổng hợp của 2 cách tính Lãi suất cố định và lãi suất thả nổi ở trên. Loại lãi suất này có lợi cho khách hàng khi mà thời gian đầu thì chi phí lãi cao nhất do vốn gốc còn nguyên. Tuy nhiên sau thời gian ưu đãi khách hàng cũng phải chịu rủi ro do biến động của lãi suất.

Nếu bạn thấy cách tính tiền lãi quá mất thời gian thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm, hiện nay các ngân hàng đều có công cụ tính lịch và lãi suất trên trang web của mình. Bạn chỉ việc điền vào bảng các thông tin như số tiền vay vốn, thời gian vay vốn (tính theo tháng), lãi suất vay vốn và ngày bắt đầu vay vốn. Rồi chọn phương thức trả lãi (cố định hay theo dư nợ giảm dần).

Vậy nên lựa chọn phương tính lãi suất nào?

Hiện nay đa số các ngân hàng đều áp dụng hai loại là lãi suất cố định và lãi suất theo dư nợ giảm dần là chính. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng lãi suất theo dư nợ giảm dần sẽ có lợi hơn là theo dư nợ gốc. Nhưng thực tế, lãi suất cho vay theo dư nợ giảm dần thường cao hơn là theo dư nợ gốc. Vì vậy, cuối cùng thì số tiền thực tế khách hàng phải trả sau khi kết thúc gói vay gần như là bằng nhau. Trên khía cạnh kế hoạch tài chính, phương thức tính lãi suất cố định sẽ có lợi hơn cho người đi vay. Lựa chọn hình thức này, họ sẽ biết trước chắc chắn mỗi tháng sẽ trả tiền gốc và tiền lãi bao nhiêu (vì lãi suất cố định suốt quá trình vay), nhờ vậy họ sẽ chủ động hơn trong kế hoạch tài chính của mình.

Còn với hình thức vay theo lãi suất dư nợ thả nổi, nó cũng sẽ là sự lựa chọn rất khôn ngoan nếu như bạn hiểu được xu thế lãi suất và nắm rõ các kỳ điều chỉnh lãi suất để tiến hành đáo hạn kịp thời trước khi lãi suất được điều chỉnh tăng, thì đi vay vốn với lãi suất thả nổi là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Khi lãi suất cho vay thế chấp ban đầu thấp đồng nghĩa với việc khoản trả nợ hàng tháng sẽ ít hơn trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét cẩn thận các hệ quả khi quyết định chọn lãi suất thả nổi cho khoản vay của mình. Nếu lãi suất được dự kiến sẽ giảm trong tương lai gần, quyết định chọn lãi suất thả nổi chắc chắn sẽ rất tốt. Ngược lại, nếu như lãi suất cho vay sẽ tăng lên thì bạn sẽ đối mặt với việc không chủ động được khả năng chi trả của mình.

Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn nắm rõ hơn về các cách tính lãi suất để đưa ra quyết định đúng khi vay tiền ở các ngân hàng.